Chuyên trang giới thiệu về khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo trì đường bộ
Nếu con người không có giải pháp tiêu hủy và hạn chế sử dụng rác thải nhựa, viễn cảnh người sống trên đống rác chắc chắn không còn xa.
Thông tin được Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị đã nhận được đề xuất của Tập đoàn Versaflex (Mỹ) và đang chờ kết quả tư vấn, lựa chọn giải pháp trước khi đưa ra quyết định.
(HNMO)- UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1866/QĐ – UBND phê duyệt danh mục công trình cải tạo, sửa chữa bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn thành phố sử dụng nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ năm 2019.
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan về phương án sửa chữa, xử lý mặt cầu Thăng Long - Hà Nội, sáng 06/09/2019.
Các nhà khoa học đến từ Tổ chức Khoa học ứng dụng Hà Lan phát hiện ra hợp chất lignin bên trong thực vật, hợp chất này sẽ giúp “xanh hóa” việc xây dựng đường sá.
Đây là một giải pháp có thể áp dụng trong điều kiện thời tiết mưa, ngay cả khi ổ gà ngập nước, khả năng năng chống phân tán cao, chống nước tốt và độ bền cao.
Hư hỏng mặt đường nhựa hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân gây ra hư hỏng nhiều loại mặt đường, trong đó hư hỏng do sự bám dính giữa cốt liệu và nhựa đường là một trong những nguyên nhân chủ yếu
Bài viết trình bày thực nghiệm hiện trường đo đạc nhiệt độ không khí, nhiệt độ bề mặt mặt đường bê tông nhựa (BTN) và nhiệt độ ở độ sâu 2cm, 5cm, 7cm, 12cm trong BTN, vận tốc gió và độ ẩm môi trường của một số trạm đo khu vực TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và khu vực tỉnh Long An, kết hợp với nhiệt độ từ các trạm của trung tâm khí tượng thủy văn khu vực TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ trong 21 năm.
Một công ty xây dựng ở Scotland vừa mới thử nghiệm thành công việc tái chế rác thải nhựa làm vật liệu để xây đường xá. Điều này không chỉ giúp các con đường bền chắc hơn mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
Việt Nam sẽ có những con đường làm từ rác thải nhựa ở Hải Phòng, dự án đường xây từ rác thải nhựa đầu tiên tại Việt Nam dài 1km tại Tổ hợp công nghiệp DEEP C.
Việc tăng tỷ lệ nhựa đường trong nhũ tương phải tuân thủ một số giới hạn, trước hết tăng tỷ lệ nhựa đường sẽ được xem là một giải pháp tốn kém, thứ hai nếu hàm lượng nhựa đường trong nhũ tương đã cao rồi, thì việc tăng một lượng nhỏ nhựa đường có thể làm tăng độ nhớt của nhũ tương lên rất nhiều.
Trạm trộn bê tông nhựa nóng là một phần cốt yếu của công nghệ bê tông nhựa.
Trạm được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau, cơ bản chia làm 3 khối chính:
- Khối cấp cốt liệu gồm cần, truyền tải, phân chia, phễu...
- Khối cấp nhựa đường bao gồm hệ thống gia nhiệt, tăng nhiệt, đun sấy...
- Khối trộn: bao gồm các hệ cơ cấu khác tham gia quá trình hòa trộn cốt liệu theo tỷ lệ.
1. Vật liệu:
+) Giống nhau: đểu sử dụng đá có cường độ cao và nhựa hoặc nhũ tương
+) Khác nhau:
*) Láng nhựa: sử dụng đá có kích thước đổng đều, kích cỡ nhỏ từ 5-20mm
*) Thấm nhập nhựa: sử dụng nhiều loại đá có kích thước khác nhau như 4060mm, 20-40mm, 10-20mm, 5-15mm
Các loại hư hỏng mặt đường bê tông nhựa thường được phân thành 4 nhóm: nứt, hư hỏng bề mặt, hư hỏng lớp mặt và biến dạng lớp mặt.
Bê tông nhựa nguội là bê tông được trộn ở nhiệt độ thông thường. Điều kiện sử dụng loại bê tông này là đoạn đường phải cho xe chạy lưu thông từ 4 đến 6 tháng rồi mới tiến hành rải bê tông nhựa nguội lên mặt đường. Chế tạo bê tông nhựa nguội bằng cách trộn các loại cốt liệu như: đá, cát, bột khoáng…ở nhiệt độ bình thường cùng với chất kết dính dạng lỏng ví dụ như: nhựa đường lỏng hay nhũ tương nhựa đường (một số trường hợp có thể thêm phụ gia tăng dính bám đá nhựa).
Nhựa đường hay còn gọi là Bitum là khái niệm chỉ các sản phẩm cuối cùng trong quá trình chưng cất dầu khí. Theo thang phân chia này, nhựa đường mang tính chất của các sản phẩm dầu khí nhưng là dầu khí cô đặc, có độ nóng chảy cao so với các sản phẩm cùng loại. Để xác định phẩm cấp của nhựa đường phục vụ công việc, người ta đưa ra các chỉ tiêu của nhựa đường.