Bài viết trình bày thực nghiệm hiện trường đo đạc nhiệt độ không khí, nhiệt độ bề mặt mặt đường bê tông nhựa (BTN) và nhiệt độ ở độ sâu 2cm, 5cm, 7cm, 12cm trong BTN, vận tốc gió và độ ẩm môi trường của một số trạm đo khu vực TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và khu vực tỉnh Long An, kết hợp với nhiệt độ từ các trạm của trung tâm khí tượng thủy văn khu vực TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ trong 21 năm.
Những năm gần đây, mặt đường Bê tông nhựa đường (BTNĐ) được sử dụng rộng rãi ở khu vực Nam bộ, không những trên đường ô tô cấp cao và đường cao tốc mà cả các cấp đường thấp hơn như đường liên huyện, liên tỉnh trong khu vực. Đặc biệt, ở TP. Hồ Chí Minh trên 95% đường làm lớp mặt là Bê tông nhựa đường.
Hiện nay, có nhiều loại Bê tông nhựa đường, mỗi loại có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Loại Bê tông nhựa đường thông thường sử dụng ở nước ta hiện nay có ưu điểm là giá thành hợp lý, công nghệ sản xuất BTNĐ và thi công không phức tạp và cán bộ kỹ thuật và công nhân có nhiều kinh nghiệm trong thi công mặt đường Bê tông nhựa đường này. Nhưng loại vật liệu này có một số nhược điểm là khả năng chống biến dạng ở nhiệt độ cao kém nên hiện tượng xô dồn, nứt trượt và lún vệt bánh xe, giảm cường độ chung của toàn bộ kết cấu áo đường do mô-đun biến dạng của bản thân vật liệu Bê tông nhựa đường bị giảm nhiều ở nhiệt độ cao, tính ma sát và độ nhám cũng giảm khi mặt đường sau một thời gian ngắn đưa vào khai thác như: Đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đường trục Đông Tây TP. Hồ Chí Minh (đường Võ Văn Kiệt), đường Bắc Nam (đường Nguyễn Hữu Thọ), QL1 đoạn tỉnh Long An, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh…
Trên các tuyến đường chính khu vực Nam bộ, đặc biệt là các tuyến phía đông TP. Hồ Chí Minh đi các địa phương Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tuyến của ngõ phía Tây thành phố đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đường vào cảng Cát Lái và cảng Hiệp Phước, TP. Hồ Chí Minh, Đại lộ Đông Tây TP. Hồ Chí Minh (đường Võ Văn Kiệt) đã có sự tăng trưởng lớn về lưu lượng xe tải trọng nặng làm mặt đường nhanh chóng xuống cấp, với các dạng hư hỏng phổ biến như: Xô dồn, nứt trượt và lún vệt bánh xe. Tình trạng nặng hơn ở các vị trí nút giao thông, đường vào nút, trên các làn xe tải trọng nặng thường xuyên lưu thông.
Tại Nam bộ, những hư hỏng thường gặp trên mặt đường BTNĐ như: Biến dạng, xô dồn, trượt, chảy nhựa, nứt vỡ, ổ gà và lún vệt bánh xe. Những năm gần đây, hiện tượng hằn lún vệt bánh xe xuất hiện khá phổ biến trên các đường cấp cao và cao tốc có lưu lượng xe tải trọng nặng lưu thông diễn biến phức tạp, làm suy giảm chất lượng khai thác mặt đường, gây nguy hiểm cho người và phương tiện chạy trên đường và gây bức xúc trong xã hội.
Trong các hư hỏng phổ biến trên thì hư hỏng do lún vệt bánh xe là câu chuyện thời sự trong thời gian gần đây, vì thế đã có nhiều cuộc hợp, hội thảo qui tụ nhiều nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực GTVT thảo luận, trao đổi để tìm ra các nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này.
Đề xuất: Tính toán cường độ theo TC độ lún đàn hồi của BTN và các hỗn hợp đá nhựa. Tính toán theo TC chịu kéo uốn của BTN và các hỗn hợp đá nhựa. Tính toán theo điều kiện cân bằng trượt của BTN và các hỗn hợp đá nhựa
Nguồn: hoadaumiennam.com.vn